Thứ Hai, tháng 7 17, 2006

Fast & Furious 3: Tokyo Driff

Kiểu "lướt rê" được đạo diễn Justtin Lin chăm sóc kỹ

Năm 2001, phần 1 và 2 bộ phim The fast and the furious đưa người xem đến với thế giới ngầm của những chiếc xe tốc độ cao và những cuộc đua chóng mặt ở Los Angeles.

Năm nay, phần 3 bộ phim Thử thách 3: Chinh phục Tokyo (Tokyo Driff) vừa ra mắt vào cuối tháng 6 vừa qua tại Mỹ đã đem về cho hãng Universal gần 90 triệu đô la tổng doanh thu trên toàn cầu sau 3 tuần công chiếu - một con số hời cho những bộ phim kiểu sequel (làm tiếp theo) hiện đang trở nên nhàm chán tại Hollywood.

Chinh phục Tokyo (đang chiếu tại các rạp ở TP.HCM) thật sự hớp hồn khán giả bởi những những chiếc xe hơi đời mới hào nhoáng, bóng lộn với kiểu đua đặc trưng của Nhật Bản, với những cảnh quay tốc độ, gay cấn, hồi hộp đến...nghẹt ngở bởi những tay đua liều lĩnh.

Nhưng điểm mấu chốt vẫn là sự cô đơn của một lớp trẻ trong xã hội hiện đại

Không có diễn viên ngôi sao như Vin Diesel, Paul Walker ...ở hai phần đầu nhưng với hai gương mặt trẻ Lucas Black (vai Sean) và Nathalie Kelley (vai Neela) qua bàn tay "nhào nặn" đầy sáng tạo của đạo diễn gốc Châu Á Justin Lin thì những màn "lướt rê" với tốc độ chóng mặt trên đường đèo quanh co, uốn lượn giữa một bên là vách đá, một bên là vực thẳm cho thấy đạo diễn trẻ này thật sự là "tay đua" ngoạn mục.

Justin Lin sinh năm 1973, gốc Đài Loan, là một nhà làm phim độc lập rất thành công với bộ phim Better luck tomorrow từng đọat giải nhất LHP Sudance 2002, đề cử giải Grand Jury Prize, phim này lọt vào danh sách 5 bộ phim hay nhất của năm.

Đây là cánh cửa để Lin được các nhà làm phim Hollywood tin tưởng. Các phim Lin đã thực hiện gồm Annapolis, Spotlighting, Crossover, Shopping for Fangs, từng đoạt nhiều giải thưởng cao... Hiện Lin đang thành lập một công ty sản xuất riêng về phim ảnh cũng như các seri phim truyền hình và cả phim tài liệu.

Bối cảnh trong phim ở Tokyo nhưng tất cả đều được dựng ở trường quay Los Angeles. 600 diễn viên quần chúng Châu Á được mời đến. Chiếc xe do diễn viên Sung Kang (vai Hans) lái đoạt giải Best of show 2005 tại cuộc triển lãm xe hơi ở Tokyo trị giá 150.000 đô la đã được đoàn phim mua lại và dĩ nhiên là tanh bành sau khi xong cảnh quay.

Chưa kể hơn 100 chiếc xe hơi được Lin cho phá hủy không thương tiếc khi thực hiện phim này. Lin muốn các cảnh trong phim phải thật, nên không hề dùng kỹ xảo ở những pha lướt rê(driff - hay còn gọi là lướt xoáy, kiểu đua không chỉ đòi hỏi tốc độ mà khả năng kiểm soát thép và sự khéo léo từng milimét của người cầm lái) mà các cảnh này do những tay đua chuyên nghiệp thực hiện.

Dù "gò" mọi chi tiết về xe, về những màn đua hấp dẫn đến từng li từng tí, nhưng Lin cho biết: "Điểm mấu chốt là làm sao bắt trúng mạch cuộc sống nội tâm của những thanh niên mới lớn và sự cô đơn của họ trước những rạn vỡ của gia đình. Đó là điểm nhấn chính nhất chứ không phải những cuộc đua".

Lin mượn những đường đua để mô tả một thế giới của những thanh niên ngỗ nghịch như Sean hay Neela để lột tả sự lạc lõng của họ trong gia đình, trường học và sự tách biệt với xã hội. Như Sean, cha mẹ li dị, thiếu tính thương của cha cộng với sự quan tâm hời hợt của mẹ, Sean chỉ còn xe hơi là bạn. Hay Neela, cô gái xinh đẹp được sinh ra bởi một "gốc gác" mà nói ra ai cũng miệt thị khiến cô cảm thấy "hình như tôi sống như một sự tồn tại, không vì ai, không ý nghĩa".

Đạo diễn Lin mượn những vòng đua điệu nghệ của kiểu "lướt rê" để giúp Sean hay Neela học nhiều điều: đó là ý chí, lòng kiên nhẫn và cả cách hòa đồng với người xung quanh.

Phim đang có tại thư viện IDO

Không có nhận xét nào:

 

Copyright © 2008 by Intelligence Development-Opportunities Corporation